Ngữ pháp N5: Bài 20

Oct 09, 2017
0
0

Trong bài này, chúng ta hãy cùng học về hai cách nói phổ biến trong tiếng Nhật: kiểu lịch sự và kiểu thông thường trong cuốn みんなの日本語. Tùy tình huống mà chúng ta sẽ dùng kiểu nói khác nhau nên các bạn hãy chú ý nhé. いま、始めましょう!

1. Kiểu lịch sự và kiểu thông thường

Trong câu của tiếng Nhật có hai kiểu là kiểu lịch sự và kiểu thông thường.

kiểu lịch sự kiểu thông thường

あした 東京へ 行きます。

(Ngày mai tôi đi Tokyo.)

あした 東京へ 行く。

(Ngày mai tôi đi Tokyo.)

毎日 いそがしいです

(Hàng ngày tôi đều bận.)

毎日 忙しい。

(Hàng ngày tôi đều bận.)

相撲すもうが 好きです。

(Tôi thích Sumo.)

相撲が 好きだ。

(Tôi thích Sumo.)

富士山ふじさんに のぼりたいです。

(Tôi muốn leo núi Phú Sĩ.)

 

富士山に 登りたい。

(Tôi muốn leo núi Phú Sĩ.)

ドイツへ 行ったことが ありません。

(Tôi chưa từng đi Đức.)

ドイツへ 行ったことが ない。

(Tôi chưa từng đi Đức.)

Thể vị ngữ có các từ「です、ます」đi kèm được dùng trong câu kiểu lịch sự gọi là thể lịch sự, còn thể của vị ngữ được dùng trong câu kiểu thông thường được gọi là thể thông thường.

 

2.Phân biệt kiểu lịch sự và kiểu thông thường

・Kiểu lịch sự là cách nói lịch sự có thể dùng được trong mọi văn cảnh và đối với bất cứ ai. Chính vì thế đây là kiểu được dùng phổ biến nhất trong hội thoại hàng ngày với những người có quan hệ không thân. Kiểu lịch sự này được dùng để nói với người lần đầu gặp, người lớn tuổi hơn, hoặc với người bằng tuổi nhưng không thân lắm. Ngay cả đối với người kém tuổi hơn nhưng không thân thì cũng có thể dùng kiểu lịch sự để nói. Đối với bạn bà thân, đồng nghiệp hoặc người thân trong gia đình thì dùng kiểu thông thường. Trong thực tế để sử dụng thành thạo kiểu thông thường thì phải chú ý tuổi của người mình đang giao tiếp, đến mối quan hệ trên dưới giữa mình và người mình giao tiếp. Nếu dùng kiểu thông thường không đúng có thể dẫn đến mất lịch sự với người mình giao tiếp, vì thế nếu không rõ phải dùng như thế nào thì an toàn hơn hết là nên dùng kiểu lịch sự.

・Khi viết thì thường dùng kiểu thông thường. Nói chung, người ta hay dùng kiểu thông thường trong báo chí, sách, luận văn và ghi chép của cá nhân như nhật ký… Còn trong thư từ thì dùng kiểu lịch sự để viết.

 

3.Hội thoại dùng kiểu thông thường

・Trong câu nghi vấn của kiểu thông thường thì trợ từ「か」ở cuối câu thường được lược bỏ, và từ cuối cùng của câu được phát âm với giọng cao hơn, như「のむ (↑)」.

① コーヒーを 飲む?(↑)  (Cậu uống cà phê không?)

・・・うん、飲む。(↓)    (Ừ, tớ uống.)

・Trong câu nghi vấn danh từ hoặc tính từ đuôi な thì từ「だ」, thể thông thường của「です」, bị lược bỏ. Trong câu trả lời ở thể khẳng định thì「だ」cũng thường bị lược bỏ vì nếu không thì nó sẽ mang sắc thái quả quyết quá. Cũng có khi trợ từ được thêm vào cuối câu để làm cho sắc thái câu trở nên mềm mỏng hơn. Nữ giới ít khi dùng cách nói「だ」.

② 今晩こなばん ひま?(Tối nay cậu rảnh không?) [Dùng cho cả nam và nữ]

・・・うん、暇/暇だ/暇だよ。(Ừ, rảnh.) [Dùng cho nam]

・・・うん、暇/暇よ。(Ừ, rảnh.) [Dùng cho nữ]

・・・ううん、暇じゃ ない。(Không, không rảnh.) [Dùng cho cả nam và nữ]

・Trong câu với kiểu thông thường các trợ từ nhiều khi bị lược bỏ nếu ý nghĩa được hiểu rõ trong văn cảnh.

③ ごはん[を] 食べる? (Ăn cơm không?)

④ あした 京都[へ] 行かない? (Ngày mai đi Kyoto không?)

⑤ この りんご[は] おいしいね。(Táo này ngon nhỉ.)

⑥ そこに はさみ[が] ある? (Ở đó có kéo không?)

Tuy nhiên, các trợ từ như「で、に、から、まで、と」thì không lược bỏ vì nếu không câu sẽ không rõ nghĩa.

・Trong câu ở kiểu thông thường thì chữ「い」trong mẫu câu「Động từ thểて いる」nhiều khi cũng bị lược bỏ.

⑦ 辞書じしょ って [い]る?(Cậu có từ điển không?)

・・・うん、持って [い]る。(Ừ, tớ có.)

・・・ううん、持って [い]ない。(Không, tớ không có.)

・けど: Nhưng

「けど」có nghĩa giống「が」và thường được dùng trong hội thoại.

⑧ この カレーライス[は] おいしい? (Món cơm cari đó có ngon không?)

・・・うん、からいけど、おいしい。(Ừ, tuy cay nhưng ngon.)

⑨ 相撲の チケット[が] あるけど いっしょに 行かない?( Tôi có vé xem Sumo, cậu có đi xem cùng tôi không?)

・・・いいね。(Hay quá.)

Bình luận

Bình luận ít nhất từ 5 đến 500 ký tự. Số ký tự còn lại: ký tự

Information

Danh ngôn

柔よく剛を制す。 | Lạt mềm buộc chặt.