Jun 17, 2017
0
0

Ba đại lễ hội Nhật Bản (phần 2)

Lễ hội Tenjin

17/7 ở Kyoto tràn ngập bầu không khí náo nhiệt với buổi diễu hành Gion, và cái không khí vui vẻ của mùa hè ấy lan xuống tới Osaka, cái nôi của lễ hội Tenjin – lễ hội tôn vinh thần thông thái.

***

 

“Nhận diện” Tenjin Matsuri

Tên đầy đủ: Tenjin Matsuri (天神祭)

Nơi tổ chức: Đền Tenmangu (天満宮), Osaka

Thời gian: 24/7 – 25/7

Điểm nhấn: Lễ diễu hành quanh các con phố, trên sông và màn bắn pháo hoa (ngày 25/7)

 

Có gì nổi bật?

Thần thông thái Sugawa Michizane được coi là một người nhân đạo, chính trực và đáng kính trọng. Và lễ hội Tenjin là một nghi thức tôn vinh vị thần này – qua hàng loạt các lễ rước thần quanh phố và kiệu thần trên sông.

 

 

Chiều 25/7, người hòa người trong bóng dáng những chiếc áo yukata rực rỡ sắc màu, nối đuôi nhau theo lễ rước thần băng qua khắp phố xá của Osaka. Chiếc kiệu chính nổi bật với sắc son thếp vàng đính một con phượng hoàng ở đỉnh đầu; được dẫn bằng hai cô cậu bé cùng một con bò tế.

Người người vui đùa, nhảy múa; ăn uống tại các gian hàng ẩm thực truyền thống luôn xuất hiện ở mọi lễ hội Nhật Bản. Đoàn rước tới sông Okawa (大川), nơi đền thờ di động được hạ xuống thuyền để tiếp tục chuyến du hành trên sông. Hàng loạt các thuyền khác nối đuôi nhau, thể hiện những kỹ thuật xoay thuyền, đua thuyền vô cùng đẹp mắt. Dòng người đứng ở hai bên bờ, thong thả nhâm nhi những xiên thịt nướng; trong khi xem những vở kịch truyền thống “noh” hay “bunraku”.

Có lẽ giây phút khi những chùm pháo hoa tung mình thắp sáng bầu trời đêm chính là những giây phút đọng lại nhiều cảm xúc nhất của lễ hội Tenjin. Chính cảnh những chiếc thuyền được nhuộm lên đủ sắc màu, in bóng mờ ảo trên lòng sông nước đã khiến cho màn bắn pháo hoa này trở nên đặc biệt. Buổi lễ kết thúc lúc sẩm tối, khi kiệu được khiêng trở lại đền.

 

 

Hãy cùng dừng chân và trải và hòa theo sự náo nhiệt của Osaka tại lễ hội Tenjin.

 

 

 

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận

Bình luận ít nhất từ 5 đến 500 ký tự. Số ký tự còn lại: ký tự

Information

Danh ngôn

同病相哀れむ。 | Đồng bệnh tương lân ( nỗi đau làm người ta xích lại gần nhau).