Mar 06, 2018
0
0

Chiếu Tatami - Linh hồn trong ngôi nhà Nhật Bản

Chiếu Tatami là vật dụng không thể thiếu trong các gia đình truyền thống Nhật Bản dùng để lát sàn nhà. Thông thường, một tấm chiếu Tatami mang  kích thước chuẩn truyền thống sẽ có chiều dài 1,8 mét và rộng 90 được cấu thành từ 3 bộ phận, gồm tatami-omote, tatami-doko và tatami-beri. Tatami-omote là lớp phủ trên bề mặt của chiếu. Từ thời Yayoi Tatami-omote được làm từ một loại cói có tên gọi igusa. Cói igusa sau khi cắt từ ngoài đồng về sau đó ngâm trong nước bùn một thời gian dài. Mục đích của công đoạn này là tạo cho chiếu tatami có một mùi hương đặc biệt. Ngay bên dưới tatami-omote là bộ phận trung tâm của chiếc tatami, có tên gọi là tatami-doko giữ vai trò quan trọng quyết định nên tính năng và đặc trưng cũng như vẻ đẹp và sự tiện nghi của chiếu tatami. Tatami-doko được làm từ rơm khô rơm ép thành tấm dày khoảng 5,5 cm để tạo độ đàn hồi và tạo sự êm ái khi đi trên chiếu.

Ngày nay, việc đưa từng sợi rơm vào khung dệt khiến nhiều người thợ không đủ kiên nhẫn duy trì cách làm truyền thống này nên theo thời g ian họ đã có nhiều cải tiến trong kỹ thuật làm chiếu tatami nhằm nâng cao chất lượng, đồng thời tiết kiệm công sức. Họ thay thế rơm khô bằng các nguyên liệu mới như xốp styron hoặc sợi hóa học để tăng độ bền và độ cách nhiệt cũng như tránh côn trùng.Bộ phận cuối cùng là tatami-beri hay còn gọi là mép chiếu, dùng để kết nối tatami-doko và tatami-omote lại với nhau và trở thành đường viền trang trí xinh xắn khi đặt Tatami xuống sàn nhà. Tatami-beri có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như sợi bông, sợi lanh hoặc tơ lụa. Ngày xưa, tatami-beri chỉ có một vài hoa văn đơn điệu, nhưng ngày nay, nó được thiết kế đủ mọi màu sắc và hoa văn trang trí đẹp mắt nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại.

Vì được làm hoàn toàn từ thiên nhiên, các sợi rơm trao đổi khí và ẩm với môi trường xung quanh nên chiếu tatami có đặc trưng là mùa hè đem lại cảm giác rất mát mẻ còn mùa đông lại đem lại cảm giác ấm áp. Hơn nữa chiếu còn có khả năng cách nhiệt tốt, nên nếu bạn đi chân không, ngồi hay nằm trên nó đều sẽ có cảm giác rất thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, do chất liệu tự nhiên nên tatami dễ được gián, bọ chọn làm nơi sinh sống. Điều này không chỉ gây khó khăn cho người dùng mà còn làm hỏng chất liệu. Khi còn mới thì tatami trông còn có màu tươi và đậm, nhưng cùng với thời gian, màu sắc sẽ bị phai bạc theo và những tấm tatami lớn và dày thì sẽ rất khó vệ sinh. Do đó, thường thường từ 3 đến 5 năm, người ta sẽ thay lớp chiếu cói tatami-omote hoặc mua một tấm tatami mới.

Có một câu ngạn ngữ cổ nói rằng: “Chiếu Tatami giống như một người vợ, chỉ tốt khi còn mới”. Khi chiếu Tatami còn mới nó có màu xanh lá cây nhạt. Nhưng cùng với thời gian, màu sắc phai bạc và lớp rơm trong chiếu sẽ dần xẹp xuống và đặc trưng giữ nhiệt của chiếu cũng dần biến mất. Tuy nhiên chiếu Tatami cũng như một người vợ vì nó chiếm chỗ toàn bộ ngôi nhà và ảnh hưởng đến các hoạt sinh hoạt hằng ngày của người Nhật. Họ thường ngồi dùng bữa ngay trên chiếu mà không cần sử dụng đến ghế hoặc nằm ngủ trực tiếp trên chiếu. Nhưng nếu chu đáo hơn họ sẽ trải một tấm nệm lót trên chiếu và một tấm chăn để đắp rồi cứ thế đi vào giấc ngủ thoải mái. Ngay cả các hoạt động lễ nghi truyền thống  đều được người Nhật thực hiện trong không gian của Tatami. Hình ảnh người Nhật ngồi seiza(正座)trên chiếu tatami để tiếp khách, để ngắm hoa hay thưởng thức trà đạo hay hình ảnh người phụ nữ trong trang phục kimono nhẹ nhàng di chuyển trên chiếc chiếu tatami, rót trà mời khách đã ăn sâu vào tiềm thức của người Nhật. Đây cũng là  minh chứng cho thấy tatami sẽ vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt của thời gian và trường tồn mãi trong văn hóa và lối sống của người Nhật.

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận

Bình luận ít nhất từ 5 đến 500 ký tự. Số ký tự còn lại: ký tự

Information

Danh ngôn

七転び八立つ。 | Ba chìm bảy nổi.