Kagamimochi (鏡餅) – món ăn ý nghĩa trong ngày đầu năm mới
Với truyền thống sưử dụng nhiều sản phẩm lúc gạo trong đời sống nên trong mâm cỗ ngày tết, người dân đất nước mặt trời mọc cũng không thể thiếu một món ăn như thế, trong đó không thể thiếu những chiếc kagamimochi xinh đẹp.
Tại sao những chiếc bánh trắng trẻo đặt chồng lên nhau lại có tên là kagamimochi? Chính là xuất phát từ hình ảnh những chiếc bánh giống với chiếc gương (鏡かがみ). Mà người Nhật xưa cho rằng: gương là nơi trú ngụ của các vị thần. Thêm nữa chữ kagami trong kagamimochi thực chất còn là kagamiru có nghĩa là hình ảnh phản chiếu, mọi người nhìn vào những điều xảy ra để cùng nhau so sánh, đối chiếu và suy ngẫm. Hơn nữa, hình ảnh những chiếc bánh tròn tượng trưng cho cuộc sống sung túc, viên mãn. Và hành ảnh xếp chồng lên nhau thể hiện niềm vui, may mắn chồng chất, niềm vui nối tiếp niềm vui.
Kagamimochi là món bánh tết truyền thống cho Tết của người Nhật. Nó thường gồm hai chiếc bánh dày trắng đặt chồng lên nhau, cái nhỏ đặt trên cái lớn và một trái cam. Người Nhật có nhiều cách trang trí khác nhau cho phù hợp và tiện lợi, nhưng phải đầy đủ như trên. Người dân trang trí kagamimochi thật đẹp thể hiện lòng biết ơn với các đấng thần linh vì đã ban cho họ 1 năm bình an.
Trong tín ngưỡng và văn hóa người Nhật, kagamimochi được coi là vật liên kết giữa con người với các thần linh. Người ta tin rằng: chỉ cần mọi người chia sẻ và cùng nhau ăn kagamimochi thì thần linh sẽ ban phước cho họ một năm mưa thuận gió hòa và may mắn. Do đó, kagamimochi là những chiếc bánh dày rất quý để làm “vật dâng lên thần linh”.
Ngày trang trí kagamimochi thường được thực hiện vào ngày 28/12 vì số 8 được coi là số đẹp với người Nhật. Và được để trang trí trong suốt dịp Tết ở nơi dành cho các vị thần, đôi khi là hốc tường hay thềm hiên nhà. Và thường vào ngày 11/1 được coi là ngày “kagamihaki”- ngày khai bánh, ăn bánh kagamimochi. Trong ngày khai bánh, người ta chia nhỏ kagamimochi, và ăn cùng món soup ấm hoặc các món ninh, kho.
好きこそ物の上手慣れ。 | Trăm hay không bằng tay quen.