Oct 08, 2017
0
1

Nghi thức trà đạo Nhật Bản - Nét văn hóa cầu kỳ và độc đáo

Chắc hẳn bạn khá quen thuộc với cụm từ “Trà đạo Nhật Bản”. Đây chính là sự kết tinh vô cùng cầu kì của những nghi thức khéo léo, điển hình cho tính cầu toàn của người Nhật. Nghi thức này bắt buộc sự kết hợp giữa cả người pha trà và người thưởng trà; nhịp nhàng mà điềm tĩnh, toát lên vẻ thanh tịch của nghi thức trà.

Nghi thức pha trà
Nghi thức pha trà được gọi là 茶の湯 (Cha no Yu). Toàn bộ nghi thức lấy bốn chữ sau làm tâm tưởng: Hòa – Kính – Thanh Tịch (和 ・敬 ・清 ・ 寂, tiếng Nhật đọc là Wa – Kei – Sei - Jaku). Người pha trà phải là người thấu đáo, từ bày trí trà thất, bày trà cụ, pha trà; cho tới cả việc đàm đạo cùng khách và thu dọn trà cụ.

Toàn bộ quá trình pha trà diễn ra như một màn trình diễn nghệ thuật, người pha trà (点前, Temae) mặc kimono, cẩn thận từng chút thanh tẩy trà cụ rồi pha trà. Nước trà phải ở một độ sôi vừa phải, để trà không bị chát. Toàn bộ trà cụ phải được tráng trước bằng nước sôi, để lọc tẩy bụi bẩy và tránh đị sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ. Lượng trà phải được tính toán cẩn thận, để tránh chén trà quá đặc hay quá nhạt. Đến cả lượng nước trà cũng như dung tích trà cũng cần ước lượng sao cho mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn lượng nước trong trà.

Toàn bộ giác quan của người thưởng trà như được thăng hoa trong âm thanh róc rách của trà rót vào tách, màu sắc hài hòa của kazarimono (飾り物, những vật trang trí trong phòng, chủ yếu là ikebana – hoa cắm nghệ thuật kiểu Nhật và kakemono, tranh truyền thống), hương thơm lan tỏa của bột trà, vị đắng của trà quyện kèm vị ngọt của bánh kẹo kiểu Nhật wagashi.

Nghi thức thưởng trà

Không chỉ người pha trà, mà ngay cả người thưởng trà cũng phải tuân thủ những quy tắc nhất định bên cạnh chén trà. Muốn vào trà thất, phải cúi đầu để có thể qua được chiếc cửa thấp, và cũng chỉ có thể quỳ mà tiến lên – chứ không được phép đứng lên di chuyển, như thế là thất lễ. An định chỗ ngồi theo nguyên tắc thân phận trên dưới, từ phải qua trái.

Khi nhận chén trà từ người chủ nhà, người ngồi đầu phải lễ - một nghi thức tỏ lòng biết ơn vì những công phu chế trà. Chỉ có một chén trà được đưa ra, để tránh sự khác biệt trong mùi vị. Người đầu tiên sẽ quay chén trà hai vòng để hướng mặt chạm trổ của chén ra phía trước, rồi nhấp một ngụm. Người thứ hai nhận trà từ người thứ nhất, lễ một lạy để cảm ơn. Anh hay cô ấy sẽ rút tờ giấy đi kèm với dĩa wagashi được bày sẵn, lau một vòng quanh miệng chén và tiếp tục nghi thức như cũ.

Người cuối cùng phải uống hết chén trà để không thất lễ. Wagashi – những viên đồ ngọt kiểu Nhật ăn chung với trà phải được cắt ra rồi ăn từng miếng, để cảm nhận hết vị ngon của chúng.

Nghi thức của một buổi trà đạo khá là công phu và ngay đến cả người Nhật không phải ai cũng biết, nhưng hiểu rõ về nó, là ta đã biết thêm về một nét văn hóa làm nên Nhật Bản đa dạng và độc đáo ngày nay.

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận

Bình luận ít nhất từ 5 đến 500 ký tự. Số ký tự còn lại: ký tự

Information

Danh ngôn

人間の一生には、苦しいことも、悲しいことも、楽しいことも、あります。でも、一生懸命生きましょう。 | Đời người có khi buồn đau, có khi cực khổ, cũng có lúc vui sướng. Tuy nhiên, dù thế nào cũng cố gắng lên mà sống nhé.