Jan 22, 2018
0
0

Những điều thú vị trong văn hóa cúi chào của người Nhật

Chào hỏi là văn hóa của rất nhiều quốc gia và được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày nhưng mỗi quốc gia đều có cách chào hỏi khác nhau.

Người phương Tây thì sử dụng câu: “Hello, how are you?” (Xin chào, bạn khỏe không?) còn người Việt Nam không hỏi như vậy mà lại sử dụng những câu hỏi thăm như: “Anh/chị ăn cơm chưa?” hay “Anh/ chị đi đâu đấy?”. Còn người Nhật lại chào nhau một cách lịch sự bằng hành động cúi chào.

Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, trẻ em Nhật Bản đã được học bài học đầu tiên là cách cúi chào. Điều này cho thấy việc cúi chào đã là hành động không thể thiếu trong phong tục tập quán của người Nhật. Người Nhật luôn cúi chào trong mọi tình huống: khi gặp mặt, tạm biệt, lễ kỷ niệm, khi cảm ơn, xin lỗi ai đó hay chúc mừng và đặc biệt là khi thực hiện các nghi lễ thờ cúng. Mỗi nghi thức cuối chào đều mang ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh và thái độ mà người cuối chào muốn thể hiện: từ xã giao, biết ơn, tôn trọng cho đến hối lỗi…

Trong văn hóa cuối chào này có hai tư thế cơ bản là cúi đầu khi đang ngồi và khi đang đứng. Hai tư thế này sử dụng tùy thuộc vào hoàn cảnh và mục đích khác nhau. Tuy nhiên, bạn đều phải thẳng lưng và chân ở cả hai tư thế. Điều này nói lên sự tôn trọng người khác và thẳng thắn trong tính cách người Nhật. Văn hóa cúi chào hay còn gọi là Ojigi có nhiều mức độ khác nhau như trước hết bạn bạn phải hít vào khi gập người, thở ra khi cúi xuống rồi sau đó lại hít vào khi ngẩng đầu lên.

Khác với văn hóa cúi chào ở một số nước như Thái Lan, Ấn Độ luôn chắp tay trước ngực khi cuối chào, ở Nhật lại có sự khác biệt theo giới tính. Nam giới khi cúi chào lưng phải thẳng, tay đặt hai bên quần, mắt nhìn xuống còn nữ giới đặt tay phía trước đùi và cũng đưa mắt nhìn xuống.

Có 3 kiểu chào khác nhau tùy theo góc độ cúi:

Chào hỏi xã giao hay còn gọi là Esaku: Kiểu chào này yêu cầu phải cúi người khoảng 15 độ, giữ tư thế chào trong 2 – 3 giây rồi từ từ đứng thẳng dậy. Kiểu chào này chủ yếu được dùng khi gặp mặt người quen để thể hiện sự lịch sử, cảm kích hoặc thay cho lời cảm ơn. 

Chào hỏi trang trọng hay còn gọi là Keirei: Khi chào kiểu này cả thân trên cúi người khoảng 30 độ. Kiểu chào này được dùng trong các cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp, ở trong phòng họp hoặc trong trường hợp bạn gặp những người có địa vị cao trong xã hội như như cấp trên hoặc người lớn tuổi.

Chào hỏi cực kì lịch sự và thể hiện thái độ mạnh mẽ nhất hay còn gọi là Saikeirei: Kiểu chào này đòi hỏi người chào phải cuối đầu từ 45 độ đến 70 độ. Kiểu chào này mang ý nghĩa vô cùng trang trọng và thể hiện lòng biết ơn to lớn hoặc thái độ vô cùng kính trọng đối với người khác. Nó cũng có thể thay cho một lời xin lỗi vô cùng chân thành.

Trong lần gặp mặt đầu tiên, sau khi chào xã giao và giới thiệu bản thân, người Nhật còn có thói quen trao đổi danh thiếp. Nếu trong một ngày gặp lại nhau nhiều lần thì sẽ chào trang trọng trong lần đầu, còn các lần sau sẽ chỉ cuối nhẹ đầu khẽ chào.

Trước khi có ý định đặt chân đến xứ sở Hoa anh đào hoặc làm việc trong công ty Nhật, bạn nên quan tâm đến cách người Nhật cúi chào để có thể thích nghi tốt hơn với môi trường làm việc và cuộc sống ở Nhật.

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận

Bình luận ít nhất từ 5 đến 500 ký tự. Số ký tự còn lại: ký tự

Information

Danh ngôn

下を向いていたら、虹を見つけることは出来ないよ。(チャップリン) | Nếu chỉ mãi cúi đầu, bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy cầu vồng ở phía trước. – Charlie Chaplin