Đối với mỗi tuổi thơ chúng ta những hình ảnh về chiếc máy bay giấy, những con. Thú vui từ bé đó của chúng ta chính là nghệ thuật Origami của người Nhật. Một nghệ thuật tạo hình những con vật, cây cảnh… từ đơn giản cho đến phức tạp chỉ bằng những đường nét gấp giấy độc đáo và sáng tạo.
1. Lịch sử Origami
Trong tiếng “Ori” nghĩa là gấp hay xếp còn “Gami” nghĩa là giấy. Nghệ thuật gấp giấy của người Nhật bắt đầu vào thế kỷ 6,7. Vào những thời gian này người Nhật đã xếp những hình trong các dịp lễ. Vào những năm 60 thế kỷ 17 thì Origami đã lan rộng cả nước Nhật. Nó trở thành một trò giải trí truyền thống của người Nhật. Chỉ cần có 1 tờ giấy chúng ta có thể gấp được những hình dáng con vật, cây hoa xinh đẹp.
Vào năm 1797 thì cuốn sách đầu tiên hướng dẫn về Origami ra đời “Sembazuru Orikata” (Xếp ngàn cánh hạc) của tác giả Akisato Rit.
Hiện nay, có thể nói Origami đã phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Có một số nước áp dụng vào giảng dạy ở bậc tiểu học.
2. Origami nghệ thuật xếp giấy độc đáo
Giấy mà để xếp Origami là những tờ giấy có kích thước cỡ trung bình hình vuông. Khi gấp thì không được cắt dán, chỉ từ các đường gấp phức tạp tạo thành hình dáng. Đây được xem là nghệ thuật gấp giấy Origami 2D. Đối với thời xưa thì những Origami không quá khắc khe như bây giờ. Bạn có thể gấp từ bất kỳ hình dáng gì tờ giấy hay có thể cắt, dán.
Ngoài Origami 2D còn có Origami 3D. Nó được tạo thành từ những khối và sau đó sẽ ghép các khối này vào với nhau.
Những hình ảnh phổ biến mà bạn thường hay thấy khi ghép Origami là những chiếc máy bay giấy, thuyền giấy, hạc giấy, hoa hồng… đơn giản. Phức tạp hơn là những Origami rồng, phượng, tháp nghiêng Pisa…
Điều thú vị của Origami là từ một đồ vật hay con vật thì bạn có nhiều cách xếp giấy khác nhau. Vì thế mà hình thể mà bạn thu được cũng có một số điểm khác biệt.
3. Những lợi ích của Origami
Origami với sự tỉ mỉ và nhẹ nhàng. Vì thế mà Origami cũng rất tốt cho việc chữa các bệnh về tâm lý, phục hồi chức năng của tay. Được nhiều bác sĩ hay các chuyên gia về vật lý trị liệu sử dụng để chữa bệnh. Với những hình thù đẹp mắt, Origami dùng để trang trí.
Có thể nói Origami được đưa vào sử dụng với nhiều nước trên thế giới. Bởi nó giúp phát triển cho chúng ta về tư duy sáng tạo. Việc gấp giấy Origami đem đến cho bạn sự tiến bộ về hình học. Đối với các cao thủ trong Origami chỉ cần "bạn nhìn thấy gì, tôi tưởng tượng được; bạn tưởng tượng gì, tôi gấp được."
4. Kymiya Satoshi cao thủ số 1 về Origami
Kymiya Satoshi được xem là bậc thầy trẻ và nổi tiếng nhất trong giới Origami. Từ năm 2 tuổi Kymiya Satoshi đã thể hiện được tài năng thiên bẩm của mình với hàng trăm mẫu ghép giấy. Những mẫu xếp của anh luôn có độ khó cao.
Một số mẫu xếp hình nổi tiếng của anh.
- Ryujin 3.5 (long thần –shenlong) đã được anh sáng tác vào năm 1999. Nó được cải biến và chỉnh sửa nhiều lần. Mẫu này vô cùng phức tạp vì thế mà giấy xếp có thể lên đến 1 đến 2 mét.
- Ancient Dragon (rồng cổ đại phương Tây) được xếp từ 275 bước được xếp từ giấy 20inch.
Phoenix 3.5 (Phượng hoàng), Wasp 2.6 (Ong bắp cày), cá voi xanh (Blue Whale), một con khổng tượng (woolly mammoth), một phù thuỷ (một ví dụ hiếm về xếp giấy bất đồi xứng), và Rồng Trung Quốc (Chinese Dragon), Godzilla.
5. Câu chuyện về 1000 con hạt giấy
Mình xin tóm tắt ngắn gọn câu chuyện cảm động này.
Sadako Sasaki là bé gái sinh ra vào năm 1943 tại Hiroshima thời gian đang là thế chiến thứ 2. Vừa ra đời cha cô bé phải nhập ngũ. Còn cô thì phải ở với mẹ trong một tiệm hớt tóc.
Vào ngày 60-8-1945 Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima nơi Sasaki đang sống. Vụ nổ khiến 350.000 người chết ngay lập tức, 150.000 đã hòa tan theo không khí. Gia đình của cô bé Sadako cách trung tâm vụ nổ 1,7 km. Cô bé bị hất văng khỏi nhà chấn thương nhẹ.
Sau vụ thả bom nguyên tử Nhật đầu hàng, và họ bắt đầu giai đoạn xây dựng đất nước từ đống tro tàn chiến tranh. Sau 2 năm mọi thứ trở lại như cũ Sadako là học sinh lớp 6 cô bé là thành viên trong đội chạy tiếp sức vô cùng khỏe manh.
Nhưng đến năm 1954 các triệu chứng hạch xuất hiện trên cô bé. Năm 1955 cô bé đang chuẩn bị tập luyện cho cuộc thi lớn về chạy. Thì Sadaka chóng mặt và ngã xuống đường. Cô bé xét nghiệm và bị mắc bệnh ung thư máu. Nguyên nhân do di chứng nhiễm phóng xạ do thảm họa nguyên tử. Ngày 21 tháng 2 năm 1955, Sadako nhập viên của hội chữ thập đỏ Hiroshima để điều trị.
Trong quá trình điều trị bênh Sadako có nghe một người bạn chỉ cần gấp được 1000 con hạt giấy thì có thể mang đến sự may mắn. Và cô bé nhận món quà này của mọi người ở Nagoya nhưng cô vẫn muốn tự mình gấp 1000 con hạc giấy với mong muốn quay lại đường chay trở lại đam mê mình. Giai đoạn này Nhật Bản gặp khó khăn, nên giấy là điều xa xỉ phẩm. Do đó, mà cô bé gấp bất kỳ kể cả dùng giấy trên vỏ thuốc, chai thuốc để gấp hạc. Và tìm sang các phòng bệnh khác để xếp, công việc vẫn cứ tiếp tục dù nỗi đau xác thể đang dày vò.
Ngày 25 tháng 10 năm 1955, các bác sĩ đã báo cáo tình trạng của Sadako đã quá nghiêm trọng. Mẹ Sadako hỏi cô bé: “Con có muốn ăn gì không?”. Sadako nói với mẹ mình là cô bé muốn ăn cháo. Mẹ của Sadako vừa bón cho cô 1 thìa cháo, thì cô bé thều thào: “ngon lắm!”. Khi vừa dứt câu nói cuối cùng cũng là lúc cô bè phải giã từ tất cả mọi người, gia đình. Bên cạnh những người thân yêu nhất, Sadako đã ra đi sau 8 tháng nằm viện.
Lúc này cô bé đã gấp được 644 hạc giấy. Truyền thuyết về 1000 con hạc giấy đã không còn ý nghĩa nữa. Chính vì vậy mà hạc giấy đã trở thành biểu tượng hòa bình ở đất nước mặt trời mọc, thể hiện khát vọng sống nghị lực và hi vọng.
Có thể nói Origami nó thể hiện được sự sáng tạo vô bờ bến của con người. Nó mang tính phổ biến với những hình xếp đơn giản phổ thông. Hay những hình xếp phức tạp thể hiện được cái tài của những nghệ sĩ. Chỉ với một tờ giấy đơn thuần họ đã thả hồn thành một hình khối vô cùng sinh động và lôi cuốn.
Origami là nghệ thuật truyền thống, là thú vui tao nhã của người Nhật.
Nguồn ảnh: Internet
孵らないうちから雛を数えるな。 | Đừng có đếm gà khi trứng còn chưa nở.