Mấy hôm nay ở Việt Nam bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các quầy bánh trung thu. Không khí tết trung thu ở mọi nơi dù nửa tháng nữa mới đến. Có bao giờ bạn tự hỏi là tết trung thu của các nước như thế nào?
Tết trung thu là một cái tết phổ biến ở các nước có nền văn hóa ảnh hưởng Trung Hoa như: Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Malaisia, Hàn Quốc Trung Quốc. Ở Nhật Bản thì tết trung thu có phần đặc trưng khác so với các nước còn lại. Đây là lễ hội ngắm trăng (Otsukimi) của Người Nhật. Lễ hội với sự tôn vinh mặt trăng trong mùa thu.
1. Người Nhật sẽ làm gì ở Tết trung thu
Ở Đất Nước chúng ta, tết trung thu chúng mình sẽ thường hay múa lân, làm lồng đèn, ăn bánh trung thu, thả đèn hoa đăng. Còn ở Nhật Bản thì người ta chủ yếu là ngắm trăng, tụ tập làm thơ, uống sake, ăn các món ăn đặc trưng cho lễ hội này. Họ sẽ dùng các cây cỏ bông bạc (susuki) để trang trí thay hoa. Ngoài ra, thì họ còn làm các bánh bao gạo (Tsukimi Dango) để làm đồ tế trăng.Một phong cách trung thu đậm phong cách người Nhật. Nó ý nghĩa, nhẹ nhàng và không quá sôi động.
2. Tsukimi Dango bánh trung thu Nhật Bản
Bánh Dango là loại bánh thường được sử dụng ở Nhật Bản. Và có nhiều loại khác nhau, Tsukimi Dango là dành riêng cho lễ hội ngắm trăng. Bánh được làm từ bột gạo rất giống với bánh mochi.
Bánh thường được xếp thành bày trí như một kim tự tháp đẹp mắt trên một cái kệ gỗ. Sau khi cúng xong họ sẽ đặt bánh ở nơi nào mà trăng có thể rọi vào được. Thường thì sẽ ăn ngay tại đó và ngắm trăng. Tuy nhiên một số vùng thì họ sẽ đặt nơi đó và để trẻ con bốc lấy chúng xem như là niềm may mắn.
Những chiếc bánh trắng tròn như những mặt trăng rằm tháng 8 cực kỳ dễ thương và hấp dẫn với mọi người.
3. Cỏ bông bạc susuki
Đây có thể là một loài cỏ của mùa thu. Loại cỏ này vừa mảnh mai, run rẩy trước gió mùa thu. Gợi nhớ cho chúng ta sự yếu tối của con người. Tuy nhiên với cái dáng nghiêng nghiêng tuy đợm buồn, điều hiu nhưng lại vô cùng thiết tha tình yêu, thiết tha sự sống.
Những bình hoa cỏ bông bạc này thường được trang trí bên cạnh với những chiếc bánh Tsukimi Dango tạo nên sự hòa quyện giản dị, mộc mạc, xinh đẹp. Tựa như một bức tranh lãng mạng dưới ánh trăng.
4. Thỏ ngọc biểu tượng trên cung trăng của nhiều nước
Thỏ cung trăng là từ ngữ mà phổ biến ở các quốc gia có trung thu. Ở Trung Quốc thì thỏ ngọc chính là bạn đồng hành cùng với Hằng Nga. Thỏ thường dùng cái chày để giã thuốc trường sinh bất tử. Còn ở Việt Nam thì chúng ta thường có Chú Cuội và Chị Hằng.
Với Nhật Bản thì thỏ cung trăng thay vì đang giã thuốc trường sinh thì lại đang giã bánh gạo.
Đồng thời thì ở Nhật còn có một truyền thuyết khác được lan truyền. Ngày xửa ngày xưa có một trưởng Lão trên mặt trăng quyết định đến thăm Trái Đất. Ông cải trang thành ăn xin và nhờ Cáo, khỉ, thỏ đi tìm thức ăn cho mình. Cáo thì ra sông bắt được cá, còn khỉ thì leo lên cây hái trái cây, còn thỏ thì tìm được cho mình ít cỏ. Vì chẳng tìm được gì, sau khi trưởng lão nhóm lửa, thỏ quyết định nhảy vào lửa để hiến bản thân mình cho ông ăn. Thấy vậy người xúc động và nói “ Người tốt bụng nhất không nên làm việc gì hại tới thân mình”. Chính vì vậy mà thỏ được đưa đến mặt trăng sống cùng với trưởng lão.
5. Lễ hội ngắm trăng diễn ra 2 lần trong năm
Người Nhật sẽ tổ chức ngắm trăng 2 lần gồm “Đêm 15” vào 15-8 âm lịch, “Đêm 13” vào ngày 13-9 âm lịch. Theo quan niệm của người Nhật nếu bạn chỉ ngắm trăng 1 lần vào đêm 15 mà không ngắm vào đêm 13 thì bạn sẽ gặp tai họa. Đây là điều kiêng kị bên Nhật Bản.
Lễ trung thu ở Nhật Bản có những nét riêng biệt nhẹ nhàng, ý nghĩa. Nếu có dịp đến với đất nước mặt trời mọc hãy một lần hưởng không khí tết trung thu Nhật Bản.
Nguồn ảnh: Internet
知を以て貴しとなす。 | Một điều nhịn chín điều lành.