Hôm nay, tiếp tục với chủ đề thuộc sự thống nhất trong văn bản, mình xin giới thiệu tới các bạn một số cách nói điều kiện giả định và xác định. Dưới đây có thể có nhiều mẫu chúng ta đã học rồi, nhưng cần hệ thống lại để so sánh, và có cái nhìn rõ ràng hơn về từng mẫu. Sau đây xin mời các bạn xem bài
⇒ Cùng chung một dạng ngữ pháp, nhưng có trường hợp thể hiện điều kiện giả định không có trong hiện thực, có trường hợp thể hiện điều kiện có trong hiện thực. Câu thuộc trường hợp nào phụ thuộc vào mạch văn.
1. ~あれば
(Nhà trẻ mà tôi mở đang trong giai đoạn khó khăn không biết có tồn tại nổi không. Bọn trẻ con trong khu này không biết sẽ thế nào đây. Nếu là vì bọn nhỏ, tôi sẵn sàng bỏ tiền túi của mình ra.)
2. ~たら最後・~たが最後
(Chúng ta không được đánh mất lòng tin của mọi người trong xã hội. Nếu làm mất lòng tin thì coi như xong, việc lấy lại lòng tin là rất khó.)
(Sự cố lần này đã khiến chúng ta đánh mất lòng tin của toàn xã hội. Một khi đã đánh mất lòng tin thì coi như hết, việc lấy lại lòng tin là rất khó.)
3. ~ようでは
(Cậu để ý tiểu tiết quá đấy. Nếu lúc nào cũng đế ý từng li từng tí một thế, thì không thể làm tốt công việc được đâu.)
4. ~なしに(は)・~なしでは・~なくして(は)
(Bất kể lĩnh vực nào cũng đều cần hỗ trợ kinh tế về nghiên cứu cơ sở. Nếu không có hỗ trợ thì không thể nghiên cứu tốt được.)
(Nghiên cứu của chúng ta không nhận được sự ủng hộ của nhà nước, nên không có được hỗ trợ về kinh phí. Không có hỗ trợ thì không thể tiếp tục nghiên cứu được. Chúng ta buộc phải dừng kế hoạch lại thôi.)
5. ~くらいなら
(Nếu còn gắng sức hơn nữa thì cơ thể tôi sẽ không chịu nổi mất. Nếu công việc vất vả thế này, thì đáng lẽ tôi nên từ bỏ thì hơn.)
(Vì làm việc quá sức nên giờ sức khỏe tôi trở nên sa sút. Nếu biết công việc vất vả đến thế, thì ngay từ đầu tôi không nên nhận làm mới phải.)
6. ~(よ)うと(も)・~(よ)うが
(Có thể mọi người xung quanh sẽ phản đối kế hoạch này. Nhưng dù cho có bị phản đối thì tôi vẫn muốn thực hiện nó.)
(Mọi người xung đều phàn đối kế hoạch này. Nhưng, dù cho có bị phản đối thì tôi cũng không thay đổi kế hoạch.)
7. ~たところで
(Cuộc nghị luận vẫn tiếp tục à? Tôi nghĩ nếu cứ tiếp tục thì sẽ không đưa ra được kết luận tốt đâu.)
(Cuộc nghị luận kéo dài suốt từ sáng tới giờ. Nhưng dù có nghị luận suốt thì cũng vô ích mà thôi.)
⇒ Chúng ta sử dụng cách nói giả định sự việc khác với hiện thực để nói về sự việc không thực sự xảy ra. Những kiểu câu này thường dùng để thể hiện cảm xúc hối hận hay nhẹ nhõm của người nói.
Câu giả định: ~ば・~たら・~なら hoặc ~ていれば・~ていたら・~ていたなら
Cuối câu: ~のに・~だろうに・~ところだった・~んだった・~ばよかった・~ものを
(Nếu tôi lên chiếc tàu gặp tai nạn đó, thì chắc tôi cũng gặp nguy hiểm rồi.) (Sự thực là: Tôi không lên chiếc tàu gặp tai nan, và tôi không gặp nguy hiểm.)
(Nếu tôi chú ý cách dùng từ một chút, thì đã không gây ra hiểu lầm rồi.) (Sự thực là: Tôi đã không chú ý cách dùng từ, và đã gây hiểu lầm.)
⇒ Chúng ta dùng những động từ thể hiện suy nghĩ hoặc lời nói để làm câu mở đầu. Kiểu câu này không dùng để đưa ra giả định.
(Nhớ lại thì, sự kiện đó là câu chuyện từ lâu rồi.)
(Thử nghĩ thì, nguyên nhân gây nên hiểu lầm có lẽ là do tôi.)
(Với tôi, thì không thể trở thành lãnh đạo của những người chưa từng trải qua khó khăn được.)
(Nói về việc người dân nộp thuế, cũng có nhiều ý kiến cho rằng đó là sự “Bắt nạt kẻ yếu”.)
(Nói thẳng ra thì, sản phẩm này tệ hơn so với trước kia.)
Bài tập
Hãy chọn đáp án đúng:
どんな会社も営業部門が大切で、わが社も力を入れている。(① a 営業活動を抜きにしては b 営業活動をしないとあれば)、会社の経営も成り立たないと言ってもいいくらいだ。しかし、営業マンに対する扱いは厳しい。結果を(② a 出したら最後 b 出さないことには)、評価してもらえない。先日も1週間頑張ったが、注文がうまく取れなかった。上司に、1週間で注文が1件も(③ a 取れないとしたら b 取れないようでは)営業マンとは言えないと言われてしまった。
人には自由があるからといって、何をしてもいいというものではない。 | Con người đâu phải cứ có tự do là muốn làm gì cũng được.