Xin chào các bạn, trong bài ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về hai dạng ngữ pháp てくる và てくる, cách sử dụng, ý nghĩa và cách phân biệt hai dạng. Bài này rất quan trọng vì hai dạng ngữ pháp này rất hay được sử dụng trong cả giao tiếp lẫn văn Nhật. Sau đây xin mời các bạn xem bài
Để thể hiện rõ ràng hơn phương hướng của hành động hay vị trí của người nói, ta thêm てくる hoặc てくる vào động từ có thể hiện phương hướng hay động từ chỉ sự di chuyển.
Câu sai: 先週、国からお客様が訪ねた。
(Tuần trước, có khách từ đất nước quê nhà tôi thăm hỏi.) (Không biết là thăm hỏi ở đâu)
Câu đúng: 先週、国からお客様が訪ねてきた。
(Tuần trước, có khách từ đất nước quê nhà tôi đến thăm hỏi.) (Đến thăm hỏi ở chỗ của người nói.)
Câu không rõ ràng: 隣に住んでいる人はいつもいろいろ文句を言うので、気をつくよう。
(Cái người ở nhà bên lúc nào cũng phàn nàn này nọ, nên phải để ý đấy.) (Không rõ là phàn nàn với ai)
Câu rõ ràng: 隣に住んでいる人はいつもいろいろ文句を言ってくるので、気をつけよう。
(Cái người ở nhà bên lúc nào cũng phàn nàn này nọ với chúng ta, nên phải để ý đấy.) (Phàn nàn với người nói)
1. Điểm nhìn cố định: Dù vị trí của người nói hiện tại không có, thì cũng có thể đưa ra vị trí về mặt tâm lý người nói.
わたしは毎年沖縄の実家に帰る。今年はいとこたちが子供を連れてくると言っていた。
(Năm nào tôi cũng trở về quê nhà Okinawa. Năm nay tôi bảo với các anh em họ cũng dẫn các con về đây luôn.) (Vị trí tâm lý của người nói: quê nhà)
実家には何年も帰っていないが、今年はいとこたちが子供を連れていくと言っていた。
(Đã nhiều năm rồi tôi không về quê nhà, nhưng năm nay tôi bảo các anh em họ cũng mang các con về đó luôn.) (Vị trí điểm nhìn tâm lý của người nói không phải là quê nhà)
2. Sự di chuyển của điểm nhìn: Trong văn bản, hay trong câu ghép, nếu vị trí tâm lý của người nói thay đổi, thì điểm nhìn cũng thay đổi.
昨日、学校へ本をたくさん持っていくと、リンさんも大きな荷物を抱えてきた。
(Hôm qua, tôi mang đến trường rất nhiều sách, Rin cũng mang đến rất đồ đạc cồng kềnh.) (Vị trí tâm lý của người nói: từ nhà đến trường)
大きな道具はここに置いていこう。そうすれば、だれかが気がついて会場まで持ってくるだろう。
(Hãy để đồ đạc cồng kềnh ở đây. Nếu vậy, thì ai đó thấy được sẽ mang đến hội trường thôi.) (Vị trí tâm lý của người nói: từ đây đến hội trường)
3. Trong tiểu thuyết hay trong văn tả cảnh, thông thường người viết lấy điểm nhìn của nhân vật được hóa thân vào.
いつものカフェでコーヒーを飲んでいると、背の高い男が近づい①てくるのが見えた。男は、かおりがそこにいることに気がつくと、さっと振り向いて足早に駆け②ていった。
追っ③ていこうとしたが、すでに姿は見えなくなっていた。
(Kaori đang uống cà phê ở quán mà bình thường cô vẫn đến, thì nhìn thấy một người đàn ông cao lớn tiến lại gần. Khi nhận ra Kaori đang ngồi đó, người đàn ông đã nhanh chóng chạy đi mất.
Cô ấy định đi theo, nhưng chỉ chớp mắt đã không thấy bóng dáng người đàn ông đó đâu nữa.)
(Nhân vật xuất hiện: Kaori và người đàn ông
Điểm nhìn của người viết: đến Kaori ①てくる
Từ Kaori ②ていった và ③ていこう)
Bài tập
Hãy chọn đáp án đúng:
10歳までわたしはタイに住んでいた。家はとても広かった。何人お客さんが訪ねて(① a きても b いっても)大丈夫だった。わたしはお客さんが持って(② a くる b いく)お土産が楽しみだった。でも一番うれしかったのは、ときどき日本から送られて(③ a くる b いく)祖母からのお菓子だった。昨年、昔住んでいた家を訪ねてみた。懐かしい家に近づいて(④ a くると b いくと)、昔のままの空気が感じられた。
勝つにしても負けるにしても、正々堂と戦いたい。 | Dù thắng dù thua, tôi cũng muốn chiến đấu một cách đường đường chính chính.
over 4 years ago
Web viết cố tình sai hay là vô tình k biết . Những cái qtronf rất đơn giản lại ghi sai là sao . Để người khác học theo sai cả một thế hệ Thu 1Đơn giản tha động từ và tự động từ ghi chú định nghĩa bị sao , chỗ tha động từ lại ghi tự động từ , Thu 2 て行く、て来る hai caia đều ghi la て来る Ad k thấy おかしい ah ?