Xin chào các bạn. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng học một số mẫu câu cơ bản khi đưa ra phán đoán theo giáo trình N2 Shinkanzen. Một sô mẫu này rất hay được sử dụng và dễ nhớ. Sau đây xin mời các bạn đọc bài
⇒ Đưa ra phán đoán có căn cứ
Có vẻ như ~ , Hình như ~
Cách dùng: Từ thông thường + とみえる
(Đi chơi pachinko suốt từ sáng, ông ta có vẻ nhàn rỗi.)
(Con mèo nhà tôi nó chả ăn mấy, chắc nó không thích loại đồ ăn này rồi.)
(Có vẻ như vị khách ấy không tìm thấy đồ mình muốn mua, đã không mua gì mà ngay lập tức ra khỏi cửa hàng.)
Chú ý: Dựa vào tình trạng bên ngoài mà đưa ra phán đoán. Người đưa ra phán đoán không xuất hiện trong câu.
⇒ Có khả năng sẽ đem lại kết quả xấu
E rằng ~ , Sợ là ~ , Có khả năng là ~
Cách dùng: Vます + かねない
(Chuyện lớn như thế, nếu không bàn bạc với mọi người, sợ là về sau sẽ bị phàn nàn đấy.)
(Nếu không chú ý bảo mật thông tin cá nhân khi sử dụng mạng Internet, chúng ta có thể bị lợi dụng.)
(E là tin đồn ngày càng có chuyển biến xấu.)
Chú ý: Đưa ra phán đoán về kết quả xấu từ tình trạng hiện tại bên ngoài. Mẫu câu này chỉ ra nguyên nhân gây nên hậu quả rõ ràng hơn so với mẫu ~おそれがある ở bên dưới.
⇒ Có khả năng sẽ xảy ra chuyện xấu
Sợ là ~ , E là ~ , Có thể là ~
Cách nói cứng
Cách dùng: Nの / Vる / Vない + おそれがある
(Có khả năng sẽ có mưa to từ đêm nay cho đến mai ở khu vực phía đông Tokyo.)
(Trong sách đỏ có viết tên những loài động vật có khả năng bị tuyệt chủng.)
(Xin vui lòng viết số bưu điện rõ ràng phòng ngừa trường hợp máy không đọc được.)
(Từ giờ chắc sẽ không còn mối lo rằng dịch cúm sẽ lây lan rộng hơn nữa.)
Chú ý: Thường được sử dụng trong nhưng văn bản trang trọng như tin tức, thông báo, quyết định, ...
⇒ Không biết có ~ , Chắc là không ~
Dùng trong văn viết
Cách dùng: Vる / Tính từ đuôi いくある / Tính từ đuôi なではある / Nではある + まい
Từ dạng thông thường + の + ではあるまいか
V nhóm II và III Vる / Vます + まい する⇒するまい・すまい
(Lần này tôi sửa lại phép tính rồi, chắc là không sai nữa đâu.)
(Có lẽ sẽ không có ai tin tôi đâu, nhưng đây là sự thật.)
(Đứa trẻ còn nhỏ lắm, tôi lo lắng nó đi một mình không biết có bị lạc không.)
(Không biết có phải do dùng quá nhiều hóa chất không, mà thực vật ở ruộng ngày càng ít đi.)
(Không biết với cách làm này chúng ta có nhận được sự giúp đỡ của nhiều người không.)
(Nếu cứ để thế này mà không làm gì, thì không biết đến bao giờ mới giải quyết được vấn đề.)
Chú ý: Không dùng trong câu quá khứ hay câu dạng lịch sự. Thông thường chủ ngữ không phải là một người.
⇒ Đưa ra phán đoán mang tính chắc chắn cao, có căn cứ rõ ràng.
Chắc chắn là ~ , Nhất định là ~
Cách nói cứng
Cách dùng: 普通形・Aナ・N + に違いない・に相違ない
(Trông cô ấy ăn mặc rực rỡ nổi bật quá, nhất định là ăn mặc đẹp để đi dự tiệc rồi.)
(Anh ấy đã sống ở Nhật 1 năm rồi, nên chắc chắn là đã quen với cuộc sống bên ấy rồi.)
(Cuộc sồng trên núi đến ô tô cũng không có như thế, chắc chắn là bất tiện lắm.)
(Ông ấy đưa ra ý kiến chắc chắn như thế, nhất định là có bằng chứng rõ ràng nào rồi.)
Chú ý: Cũng có trường hợp kết hợp với から như câu 4.
⇒ Nhất định là ~ , Chắc chắn là ~
Dùng trong văn nói
Cách dùng: Thể thông thường + にきまっている
(Thằng bé đó nhất định là nói dối.)
(Cậu tự tiện dùng xe của bố cậu như thế, nhất định sẽ bị mắng đấy.)
(Loại bánh kẹo màu sắc sặc sỡ thế này, chắc chắn là có hại cho sức khỏe.)
Chú ý: Mẫu câu này mang tính chủ quan của người nói.
Bài tập
Hãy chọn đáp án đúng:
幸せになりたいのなら、なりなさい。(トルストイ) | Hãy sống thật hạnh phúc nếu bạn muốn trở nên hạnh phúc. – Leo Tolstoy