Ngữ pháp N2: 視点を動かさない手段-1 動詞の使い方、自動詞・他動詞の使い分け

Dec 30, 2017
0
0

Xin chào các bạn. Trong bài ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các cách sử dụng động từ, tự động từ và tha động từ. Sau đây là bài theo giáo trình N2 Shinkanzen. Chúc các bạn học tập vui vẻ

A – Người nói là chủ ngữ
  • Trong những câu mà người nói là người làm ra hành động, cảm xúc hướng đến người khác, thì thông thường có thể hiện ra chủ ngữ là người nói.

わたしは高橋さんをしかった・誘った・案内した・尊敬している・…

(Tôi đã mắng/mời/hướng dẫn/tôn trọng/... anh Takahashi.)

わたしは高橋さんに~を送った・渡した・投げた・頼んだ・…

(Tôi đã gừi/đưa/ném/nhờ ~ cho anh Takahashi.)

わたしはあの人に会った・…

(Tôi đã gặp/... người đó.)

  • Trong câu mà người khác làm ra hành động, hay cảm xúc hướng đến người nói, thì thông thường người nói là chủ ngữ và câu là câu bị động.

O  わたしは高橋さんに留守番を頼まれた。

(Tôi được anh Takahashi nhờ trông nhà hộ.)

?  高橋さんはわたしに留守番を頼んだ。

(Anh Takahashi nhờ tôi trông nhà hộ.)

  • Trong trường hợp người thực hiện hành động là hai người ở vị trí đối lập nhau, mà trong đó một người là người nói, thì thông thường chủ ngữ là người nói sẽ được thể hiện ra trong câu.

O  わたしは田中さんから歌を教わった。

(Tôi được anh Tanaka dạy hát.)

?  田中さんはわたしに歌を教えた。

(Anh Tanaka dạy tôi hát.)

O  わたしたちのチームは相手チームに勝った。

(Đội chúng tôi đã thắng đội của đối phương.)

?  相手チームはわたしたちのチームに負けた。

(Đội của đối phương đã thua đội chúng tôi.)

O  わたしは前に林さんに借りたお金を返した。

(Tôi đã trả anh Hayashi số tiền mà tôi đã mượn trước đó.)

?  わたしは前に林さんが貸したお金を返した。

(Tôi đã trả lại anh Hayashi số tiền mà anh ấy cho tôi mượn trước đó.)

 

B – Phân biệt tự động từ và tha động từ
  • Dù điểm nhìn không thay đổi, nhưng điểm tập trung thay đổi thì cần phải phân biệt nên sử dụng tự động từ hay tha động từ.

Điểm tập trung

Loại động từ

Ví dụ

Tập trung vào hành động gây ra sự thay đổi

(Biết rõ người làm ra hành động là ai)

Tha động từ

(わたしが)電気を消す

((Tôi đã) Tắt đèn)

(わたしが)タクシーを止める

((Tôi đã) Dừng taxi)

Tập trung vào sự thay đổi, chuyển động của sự vật

(Không rõ người làm ra hành động là ai)

Tự động từ

電気が消える

(Đèn tắt)

タクシーが止まる

(Xe taxi dừng lại)

  • Những cách dùng chi tiết hơn của tự động từ và tha động từ

Loại động từ

Ý nghĩa

Ví dụ

Tha động từ

Thất bại, trách nhiệm

財布を落とした。/かぎをなくした。

(Tôi đã làm rơi mất ví. / Tôi làm mất chìa khóa rồi.)

Thể hiện cảm giác

風邪を引いた。/年をとった。

(Tôi bị ốm rồi. / Tôi đã già rồi.)

Tự động từ

Khả năng

このかばんにはB4サイズの書類が入る。

(Cái túi này để được giấy tờ cỡ B4.)

ドアがなかなか開かない。

(Cửa mãi mà không mở được.)

Kết quả của hành động

ブラウスの汚れを落とそうとしたが、結局落ちなかった。

(Tôi cứ nghĩ là tẩy được vết bẩn màu nâu, vậy mà cuối cùng không tẩy sạch được.)

  • Trong câu dùng て để thể hiện trạng thái nối tiếp, hay trạng thái phụ đi kèm thì thông thường chủ ngữ của hai vế là một. Cần lưu ý sử dụng tự động từ hay tha động từ cho phù hợp. Trong trường hợp nói về lý do nguyên nhân, thì có thể chủ ngữ hai vế sẽ khác nhau.

O  その子は、ぽかんと口を開けて、先生の話を聞いた。

その子が口を開けた+その子が聞いた)

(Đứa bé đó há to miệng nghe cô kể chuyện.)

(Đứa bé đó há to miệng + Đứa bé đó nghe kể chuyện)

x  その子は、ぽかんと口が開いて、先生の話を聞いた。

口が開いた+その子が聞いた)

(Đứa bé đó miệng há to, nghe cô kể chuyện.)

(Miệng há to + Đứa bé đó nghe kể chuyện)

O  その子は、ぽかんと口が開いていて、バカみたいに見えた。

口が開いていた+その子が見えた)

(Đứa bé đó miệng há to, trông như đồ ngốc vậy.)

(Miệng há to + Đứa bé đó trông như đồ ngốc)

 

Bài tập

Hãy chọn đáp án đúng:

昔、かくれんぼという遊びをよくしたものだ。木の陰や家の後ろなどに(① a 隠れて  b 隠して)いる子を鬼が(② a 見つかる  b 見つける)遊びである。わたしは体が大きかったので、どんなに(③ a 隠れた  b 隠した)つもりでも、すぐに(④ a 見つかって  b 見つけて)しまった。また、宝探しという遊びもよくした。母が(⑤ a 隠れた  b 隠した)宝物を一番たくさん(⑥ a 見つかった  b 見つけた)子が勝ち。わたしは母の(⑦ a 隠れ方  b 隠し方)をよく知っていたので、いつも一番だった。

  1. a
  2. b
  3. a
  4. a
  5. b
  6. b
  7. b

Bình luận

Bình luận ít nhất từ 5 đến 500 ký tự. Số ký tự còn lại: ký tự

Information

Danh ngôn

すべては練習のなかにある。(ペレ) | Tất cả mọi thành công trên đời đều là do luyện tập mà thành. – Pele