Ngữ pháp N2: 視点を動かさない手段-3 受身・使役・使役受身の使い分け

Dec 31, 2017
0
0

Xin chào các bạn. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách sử dụng câu bị động, câu sai khiến, và câu bị động sai khiến. Sau đây xin mời các bạn tham khảo bài theo giáo trình N2 Shinkanzen

A – Trường hợp sử dụng câu bị động
  1. Trường hợp người nói chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ sự việc xảy ra hay hành động của người thứ ba gây ra (Thông thường người nói là chủ ngữ, và người gây ra hành động là người gần với người nói về mặt tâm lý)

わたしは山中さんにドライブに誘われた

(Tôi được ông Yamada mời làm lái xe.)

(Chủ ngữ = わたし / Người gây ra hành động =山中さん)

母は電車の中でだれかに足を踏まれてけがをした。

(Mẹ tôi bị ai đó giẫm vào chân ở trên tàu điện nên bị đau chân.)

(Chủ ngữ =母 / Người gây ra hành động = だれか)

  1. Trường hợp không nói rõ chủ thể gây ra hành động nhằm nhấn mạnh thông tin chủ đề

事故でけがをした人たちはすぐに病院に運ばれた

(Những người bị thương trong tai nạn đã được đưa đến bệnh viện.) (Không rõ ai là người đưa những người bị thương đến bệnh viện)

いじめられた子は転校してしまった。

(Đứa bé bị bắt nạt đã chuyển trường rồi.) (Không rõ ai là người bắt nạt đứa bé)

  • Trường hợp muốn nhấn mạnh cả thông tin chủ đề lẫn chủ thể của hành động thì ta thêm によって đi với chủ thể

キリスト教はフランシスコ・ザビエルによって日本に伝えられた

(Đạo thiên chúa giáo được đưa vào Nhật Bản nhờ Francisco Xavier.)

  1. Trường hợp nói đến cảm xúc bộc phát một cách tự nhiên: Câu thể hiện hành động tự phát (Sử dụng động từ thể hiện sự thay đổi về cảm xúc)

この写真を見ると、昔のことが思い出される

(Mỗi khi nhìn tấm ảnh này, tôi lại nhớ tới thời ngày xưa.)

就職難はさらに続くと思われる

(Người ta cho rằng nạn thất nghiệp sẽ còn kéo dài.)

この音楽には何ともいえない優しさが感じられる

(Khi nghe bài hát này không hiểu sao tôi lại cảm thấy rất nhẹ nhàng.)

 

B – Trường hợp sử dụng câu sai khiến
  1. Trường hợp thúc ép người khác thực hiện hành động nào đó (Chủ ngữ thông thường là người có vị trí cao hơn so với chủ thể gây ra hành động)

わたしは弟に荷物を持たせた

(Tôi bắt em trai mang đồ đạc.)

(Người ép buộc = わたし / Chủ thể hành động =弟)

監督は選手たちを毎日30分走らせた

(Huấn luyện viên bắt các cầu thủ phải chạy 30 phút mỗi ngày.)

(Người ép buộc =監督 / Chủ thể hành động =選手たち)

  1. Cho phép người khác thực hiện hành độngnào đó

先生は学生たちに自由に意見を言わせた

(Thầy giáo cho phép học sinh được tự do đưa ra ý kiến.)

(Người cho phép =先生 / Chủ thể hành động =学生たちに)

両親は妹に好きな道を選ばせた

(Bố mẹ cho phép em gái tôi tự do lựa chọn con đường mình thích.)

(Người cho phép =両親 / Chủ thể hành động =妹)

  1. Trường hợp vì nguyên nhân nào đó, mà chủ thể gây ra hành động, hay có cảm xúc nào đó một cách đương nhiên

電車が遅れて友達を30分も持たせてしまった。

(Do tàu chậm nên bắt bạn tôi phải chờ những 30 phút.) (Người phải chờ = Bạn)

公園の美しい花が行楽客を楽しませている

(Khách du lịch vô cùng thích thú hoa cỏ trong công viên.) (Người thích thú ngắm hoa = Khách du lịch)

 

C – Trường hợp sử dụng câu bị động sai khiến
  1. Trường hợp bị người khác ép buộc thực hiện hành động nào đó (Mang cảm giác không muốn)

子供のとき、母によく手伝いをさせられた

(Hồi nhỏ, tôi hay bị mẹ bắt giúp việc này nọ lắm.) (Người giúp = tôi)

入社当時は社内の規則をいろいろ覚えさせられた

(Hồi mới vào công ty, tôi bị bắt nhớ rất nhiều quy định trong công ty.) (Người ghi nhớ = tôi)

  1. Trường hợp vì nguyên nhân nào đó, chủ thể làm ra hành động, hay có cảm xúc nào đó một cách tự nhiên (Chủ ngữ là người nói, và không hay sử dụng khi nói về cảm xúc tích cực)

彼の自分勝手な行動にがっかりさせられた

(Tôi vô cùng thất vọng vì hành động ích kỷ của cậu ta.) (Người thất vọng = Tôi)

一生懸命仕事をしている人を見て、大いに反省させられた

(Nhìn vào những người chăm chỉ làm việc, khiến tôi phải kiểm điểm lại chính mình.) (Người tự kiểm điểm = Tôi)

 

Bài tập

Chia động từ trong ngoặc:

車の運転免許を取るのは大変だった。怖い教官に何回もアクセルやブレーキの練習を(①する→   )。わたしは特別に上手だったので(②しかる   )ばかりいた。教官の教え方も悪いのだ。腹が立ったので「(③しかる   )ばかりいないで、わかりやすく教えてくださいよ。」と文句を(④言う   )。この言葉が教官を(⑤怒る   )らしく、以後、彼は、わたしの指導はしなくなった。

 

  1. させられた
  2. しかられた
  3. しかった
  4. 言った
  5. 怒らせた

Bình luận

Bình luận ít nhất từ 5 đến 500 ký tự. Số ký tự còn lại: ký tự

Information

Danh ngôn

失敗は成功のもと。 | Thất bại là mẹ của thành công.