Xin chào các bạn. Trong bài ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách sử dụng một số từ nối thông dụng thuộc cấp độ N2 theo giáo trình ngữ pháp Shinkanzen. Sau đây xin mời các bạn tham khảo bài học
Dưới đây là một số mẫu từ nối cơ bản thuộc cấp độ N2 thường xuyên được sử dụng:
|
Cách nối |
a |
b |
---|---|---|---|
Không làm thay đổi chủ đề |
A – Nêu ra |
Cách nói thêm vào しかも そのうえ さらに そればかりか そればかりでなく |
Cách nói so sánh それに対して 一方 Cách nói một trong hai あるいは それとも |
B – Nối tiếp theo logic |
Cách nói đưa ra kết quả, kết luận そのため したがって そこで すると このように こうして |
Nói về điều gì đó không theo như dự đoán だが ところが それなのに それでも |
|
Cách nói đưa ra lý do, căn cứ, hoàn cảnh なぜなら というのは |
|||
C – Đưa ra giải thích |
Cách nói khác つまり 要する いわば |
Cách nói giải thích thêm ただし ただ もっとも なお |
|
Làm thay đổi chủ đề |
さて |
ところで |
A – Cách nói không làm thay đổi chủ đề: Nêu ra
Phần a
(Mưa to quá. Đã thế, gió còn to nữa chứ.) (Đưa ra đánh giá ngang nhau)
(Chúng tôi được anh Tanaka mời đến nhà anh ấy ăn cơm. Sau đó / Ngoài ra / Không chỉ thế / Không những vậy, chúng tôi còn nhận quà từ anh ấy nữa.) (Đưa ra sự việc có cấp độ cao hơn)
Phần b
(Cửa phía nam trước nhà ga đông đúc lắm. Trái lại / Ngược lại, cửa phí bắc lại vắng lặng.) (So sánh)
(Có thể là anh bị cảm. Hoặc cũng có thể anh bị cúm rồi.) (Đưa ra khả năng khác)
(Tôi nên tiếp tục công việc của mình. Hay là, tôi nên đi du học.) (Câu hỏi đưa ra sự lựa chọn khác)
B – Cách nói không thay đổi chủ đề: Nối tiếp theo logic
Phần a
(Thành phố này nằm ở vùng cao nguyên 1000m so với mực nước biển. Vì thế, ở đây vào mùa hè thời tiết vẫn mát mẻ.) (Đưa ra kết quả)
(Ở đây cấm hút thuốc. Vì thế, không được hút thuốc ở đây.) (Đưa ra kết luận)
(Tôi có chỗ không hiểu. Thế là tôi thử hỏi thầy giáo.) (Vì lý do nào đó mà dẫn đến hành động nào đó)
(Tarou mở chiếc hộp ra. Sau đó, có khói bốc ra từ trong chiếc hộp.) (Do sự việc hay hành động nào đó mà đã xảy ra điều gì)
(Mail vừa rẻ tiền, lại có thể gửi đi một cách đơn giản bất cứ lúc nào. Nhưng, cũng có lúc nó không chuyển tải được cảm xúc của người gửi. Cho nên, mail có chỗ tốt đồng thời cũng có chỗ không tốt.) (Dẫn đến kết luận)
(Vào đại học tôi vừa có thể kết bạn mới, vừa có thể tìm việc làm thêm. Như vậy, cuộc sống mới của tôi sẽ bắt đầu từ đây.) (Tóm lại kết quả)
(Anh nghĩ là không cần thiết phải tổ chức đám cưới đâu. Ấy là vì / Lý do là vì tổ chức đám cưới tốn tiền lắm.) (Đưa ra lý do)
Phần b
(Bộ phim này được làm từ 30 năm trước rồi. Thế nhưng, đến giờ nó vẫn được yêu thích.) (Đưa ra điều gì đó không theo như dự đoán)
(Tôi đã kiểm tra lại không biết bao nhiêu lần rồi. Ấy vậy mà vẫn tính sai.) (Nói về sự việc ngoài ý muốn)
(Tôi đã cố gắng chạy hết sức rồi. Vậy mà vẫn thua.) (Nói về sự việc ngoài ý muốn hoặc sự việc đáng tiếc)
(Tôi chưa từng trúng xổ số bao giờ cả. Thế nhưng mà tôi vẫn cứ liên tục mua.) (Nói về dù cho có thế nào thì cũng không thay đổi điều gì)
C – Cách nói không làm thay đổi chủ đề: Đưa ra giải thích
Phần a
(Ngày mai được nghỉ. Nghĩa là, các em không cần phải đến trường.) (Đưa ra cách nói khác)
(Rau rất tốt cho sức khỏe, nhưng chúng ta cũng cần nạp đủ chất đạm từ những thực phẩm như cá và thịt. Tóm lại, là chúng ta cần phải ăn uống một cách điều độ nhiều thực phẩm khác nhau.) (Tóm lại)
(Chắc không có người Nhật nào là không biết phim hoạt hình này đâu. Hay nói cách khác, đây là một bộ phim hoạt hình nổi tiếng khắp cả nước.) (Ví dụ)
Phần b
(Ngày đóng cửa là vào thứ hai. Nhưng, nếu ngày thứ hai trùng với ngày lễ thì chúng tôi sẽ nghỉ ngày tiếp theo là ngày thứ ba.) (Ngoại lệ)
(Chiếc đồng hồ này kiểu dáng đẹp mà chất lượng cũng tốt. Mỗi tội đắt quá.) (Thay đổi đánh giá hay chủ ý)
(Tôi thích chơi tennis. Tuy nhiên, thời gian gần đây tôi lại không chơi.) (Thay đổi dự định)
(Buổi giới thiệu sẽ diễn ra đến 3 giờ. Ngoài ra, sau đó chúng tôi sẽ tiếp nhận câu hỏi của mọi người.) (Bổ sung thông tin)
D – Cách nói làm thay đổi chủ đề
Phần a
(Lâu rồi không gặp. Cậu có khỏe không. Hôm nay tôi gửi mail cho cậu là vì có việc muốn hỏi.) (Thay đổi chủ đề nhằm mở đầu cho câu chuyện tiếp theo)
Phần b
(Chỉ còn 1 ngày nữa là hết năm rồi. Bạn đã chuẩn bị xong mọi thứ cho năm mới chưa. À mà, tại sao ngày 31 tháng 12 lại được gọi là “Oomisoka” nhỉ?) (Thay đổi chủ đề để chuyển sang chủ đề khác)
Bài tập
Hãy chọn đáp án đúng:
多くの人が、どこへ行くにも携帯電話を持ち歩いている。(① a しかも b いわば c そこで)、携帯電話は体の一部といっても言い。今の携帯電話は「電話」という名前以上の動きをする。(② a たとえば b なぜなら c すると)、持ち主が今どこにいるかも分かり、必要な情報を送ってくれる。(③ a それとも b そればかりでなく c つまり)、銀行の通帳のような役割も持っている。(④ a そのため b ただし c それでも)、わたしは携帯電話を持ちたくはない。この反抗心は何なのか。
井の中の蛙 。 | Ếch ngồi đáy giếng.