Hôm nay, chúng ta cùng học một bài ngữ pháp hết sức quan trọng: Các loại động từ trong tiếng Nhật trong cuốn みんなの日本語. Đây là phần bắt buộc một người học tiếng Nhật cần nắm vững, thế nên các bạn cố gắng nhé. いま、始めましょう!
1.Chia cách động từ
Động từ trong tiếng Nhật có đuôi thay đổi. Người ta gọi đây là chia cách động từ. Chúng ta có thể tạo ra nhiều câu với ý nghĩa khác nhau bằng cách đặt đằng sau dạng chia cách của động từ những đuôi khác nhau. Căn cứ vào cách chia, động từ được phân ra làm ba nhóm.
2.Các nhóm động từ
・Động từ nhóm I
Động từ thuộc nhóm này có âm cuối của thể ます là âm thuộc dãy い
Ví dụ: かきます( viết), のみます(uống), かいます(mua)...
・Động từ nhóm II
Hầu hết động từ nhóm này có âm cuối của thể ます thuộc hàng え, nhưng cũng có một số ngoại lệ thuộc dãy い.
Ví dụ: たべます(ăn), みせます(cho xem), みます(xem)...
[Chú ý] Động từ có âm cuối thuộc hàng い nhưng thể ます chỉ có một âm tiết như「みます」、「います」... là động từ nhóm II
・Động từ nhóm III
Các động từ của nhóm này là「します」,「danh từ mang tính hành động+します」và「きます(đến)」.
Ví dụ: べんきょうします(học)、れんしゅうします(luyện tập)...
3.Thể て của động từ
Cách chia động từ thành thể có âm cuối là「て」hay「で」được gọi là thể て. Cách lập ra thể て của động từ như sau:
・Động từ nhóm I
Tùy vào âm cuối của thể ますmà thể て được chia như bảng sau:
かいます | かって |
たちます | たって |
かきます | かいて |
およぎます | およいで |
よみます | よんで |
あそびます | あそんで |
つくります | つくって |
*いきます | いって |
・Động từ nhóm II: Thêm「て」vào sau thể ます
Ví dụ: みます → みて
すてます→すてて
・Động từ nhóm III: Thêm 「て」vào sau thể ます
Ví dụ: べんきょうします→べんきょうして
きます→きて
4.Động từ thể て ください: Hãy ~
Mẫu câu này được dùng khi người nói muốn nhờ vả, sai khiến hoặc khuyên nhủ người nghe. Khi nói với người trên thì không dùng mẫu câu này với ý sai khiến. Dưới đây là những ví dụ về mẫu câu này với ý nghĩa nhờ vả, sai khiến và khuyên nhủ.
① すみませんが、この漢字の読み方を 教 てください。(Xin lỗi, hãy chỉ tôi cách đọc Hán tự này.)
② ここに 住所と名前を 書いてください。(Anh/ Chị viết địa chỉ và tên vào đây.)
③ ぜひ 遊びに 来てください。(Anh/ Chị nhất định đến chơi nhé.)
Như đã thấy ở ví dụ ①, khi dùng mẫu câu này với ý nghĩa nhờ vả thì thường thêm「すみませんが」vào trước phần「~て ください」. Khi thêm như thế thì câu sẽ mang sắc thái lịch sự hơn, và thích hợp hơn khi dùng để nhờ vả ai đó điều gì.
5.Động từ thể て います: Đang ~
Mẫu câu này biểu thị một hành động đang diển ra.
① ミラさんは 今電話 を かけて います。(Bây giờ anh Miller đang nghe điện thoại.)
② 今 雨が 降って いますか。(Bây giờ trời có đang mưa không?)
・・・はい、降って います。(Có, trời đang mưa.)
・・・いいえ、降っていません。(Không, trời không mưa.)
6.Động từ thể ます ましょうか: ~ nhé
Mẫu câu này dùng khi người nói muốn nêu ra đề nghị làm một việc gì đó cho người nghe.
① ア: あしたも 来ましょうか。(Ngày mai tôi đến nhé.)
イ: ええ、10時に 来て ください。(Vâng, ngày mai anh/chị đến vào lúc 10 giờ.)
② ア: 傘を 貸しましょうか。(Tôi cho anh/ chị mượn ô nhé.)
イ: すみません。お願いします。(Cảm ơn anh. Nhờ anh.)
③ ア: 荷物を 持ちましょうか。(Tôi mang hành lí giúp anh/chị nhé.)
イ: いいえ、けっこうです。(Không, tôi mang được ạ.)
Ở ví dụ ① thì イ nhờ hay sai khiến ア khi ア đề nghị làm một việc gì đó cho イ. Ở ví dụ ② thì イtiếp nhận đề nghị của ア với thái độ cảm ơn. Còn ở ví dụ ③ thì イ từ chối đề nghị củaア.
7.Câu 1 が、Câu 2
① 失礼ですが、お名前は?(Xin lỗi, tên anh là gì ạ?)
② すみませんが、塩を 取ってください。(Xin lỗi, làm ơn lấy muối giúp tôi.)
Ở bài 8 chúng ta đã học về trợ từ nối tiếp「が」. Nhưng như ở ví dụ này khi dùng trong「したうれいですが」và「すみませんが」để mở đầu một câu nói thì 「が」không còn ý nghĩa ban đầu là “nhưng” nữa mà chỉ mang ý nghĩa nối tiếp mà thôi.
8.Danh từ が Động từ
Khi muốn miêu tả một hiện tượng tự nhiên thì dùng「が」trước chủ thể đó.
① 雨が 降っています。(Trời đang mưa.)
知を以て貴しとなす。 | Một điều nhịn chín điều lành.