Hôm nay, chúng ta hãy cùng học các mẫu ngữ pháp liên quan đến sự “cho, nhận” trong cuốn みんなの日本語. Tiếng Nhật có những quy định khá nghiêm ngặt về vấn đề này. いま、始めましょう!
1.くれます: Cho (tôi)
Ở bài 7 chúng ta đã học về động từ「あげます」với nghĩa là cho, tặng. Nhưng trong trường hợp người nhận là người nói hoặc là thành viên trong gia đình của người nói thì động từ này không thể dùng được(xさとうさんは わたしに クリスマスカードを あげました)、mà thay vào đó chúng ta dùng động từ「くれます」.
① 私は 佐藤さんに 花を あげました。(Tôi đã tặng hoa cho chị Sato.)
② 佐藤さんは 私に クリスマスカードを くれました。(Chị Sato đã tặng tôi thiếp mừng Giáng sinh.)
③ 佐藤さんは 妹に お菓子を くれました。(Chị Sato đã cho em gái tôi bánh kẹo.)
2.Động từ thể て あげます/もらいます/くれます
Các động từ「あげます」、「もらいます」、「くれます」được dùng để biểu thị sự cho nhận đồ vật, nhưng chúng cũng có thể được dùng kèm với động từ để biểu thị một cách rõ ràng việc ai đó làm một cái gì cho ai, đồng thời cũng biểu thị lòng tốt hoặc sự cảm ơn. Trong trường hợp này thì động từ đi kèm sẽ ở thể て
・Động từ thể て あげます
「Động từ thể て あげます」biểu thị việc một người nào đó làm một việc tốt cho ai đó với thiện ý.
① 私は 木村さんに 本を 貸して あげました。(Tôi cho chị Kimura mượn sách.)
Vì thế, trong trường hợp chủ thể của hành động là bản thân người nói thì nên tránh dùng cách nói này với người không thân hoặc người trên vì như thể có thể mang lại ấn tượng là người nói muốn “ra vẻ, khoe khoang”. Thêm nữa, trong trường hợp quan hệ giữ người nói với người nghe không được thân mật lắm và người nói muốn đề nghị làm một việc gì đó tốt, mang lại lợi ích cho người nghe thì dùng mẫu câu 「Động từ thể ます ましょうか」(Bài 14)
② タクシーを 呼び ましょうか。(Tôi gọi taxi cho anh/chị nhé.)
③ 手伝い ましょうか。(Tôi giúp anh/chị nhé.)
・Động từ thể て もらいます
④ 私は 山田さんに 図書館の 電話番号を 教えて もらいました。(Tôi được anh Yamada cho biết số điện thoại của thư viện.)
・Động từ thể て くれます
⑤ 母は [私に] セーターを 送って くれました。(Mẹ gửi [cho tôi] một cái áo len.)
Cũng giống như「Động từ thể て もらいます」, mẫu câu này biểu thị sự biết ơn của bên tiếp nhận hành vi tốt. Tuy nhiên, nếu như ở mẫu câu「Động từ thể て もらいます」chủ ngữ là đối tượng tiếp nhận hành vi, thì ở mẫu câu「Động từ thể て くれます」chủ ngữ là đối tượng thực hiện hành vi, và mẫu câu này mang một sắc thái rõ rằng đối tượng này chủ động thực hiện hành vi. Thêm vào đó, ở mẫu câu này trong trường hợp đối tượng tiếp nhận hành vi là bản thân người nói thì thông thường phần「わたしに」bị lược bỏ.
3.Danh từ chỉ người が Động từ
① すてきな ネクタイですね。(Cái cà vạt đẹp nhỉ.)
・・・ええ、佐藤さんが くれました。(Vâng, chị Sato tặng tôi đấy ạ.)
Trong mẫu câu này, khi người nghe nói về cái cà vạt「すてきな ネクタイですね」thì người nói bổ sung thêm thông tin về cái cà vạt đó「[このネクタイは] さとうさんがくれました」. Trong mệnh đề biểu thị thông tin mới thì chủ ngữ được dùng kèm với trợ từ「が」.
4.Từ nghi vấn が Động từ
Chúng ta đã học ở bài 10 (câu với các động từ「あります/います」) và bài 12 (câu tính từ) rằng khi từ nghi vấn là chủ ngữ thì nó được biểu thị bằng trợ từ「が」. Không chỉ đối với câu nghi vấn nói trên, mà đối với tất cả các câu nghi vấn có từ nghi vấn làm chủ ngữ thì chúng ta đều dùng「が」để biểu thị.
① だれが 手伝いに 行きますか。(Ai sẽ đi để giúp?)
・・・カリナさんが 行きます。(Chị Karina sẽ đi.)
感謝の気持ちは、古い友情を温め、新たな友情も生み出す。 | Lòng biết ơn hâm nóng tình bạn cũ và đem lại cho ta những người bạn mới.