Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp cận với loại từ thứ ba trong tiếng Nhật : Tính từ. Chúng ta hãy cũng học về cách phân loại tính từ vfa các mẫu ngữ pháp cơ bản liên quan đến tính từ trong cuốn みんなの日本語, và hãy đảm bảo là bạn nắm chắc nhé vì Tính từ sẽ trở thành một mảng rất "khó nhằn" trên con đường học tiếng Nhật của bạn đấy! いま、始めましょう!
1.Tính từ
Có hai cách dùng tính từ là
- Dùng làm vị ngữ
- Dùng để bổ nghĩa cho danh từ
Trong tiếng Nhật, tính từ sẽ được biến đổi tùy thuộc theo đặc điểm của câu (thể và thì). Căn cứ vào cách biến đổi, người ta chia tính từ thành hai nhóm: tính từ đuôi い và tính từ đuôi な.
2.Danh từ は Tính từ đuôiな「な」です
Danh từ は Tính từ đuôiい(~い)です
・Trong mẫu câu tính từ này, từ「です」đặt ở cuối câu biểu thị thái độ lịch sự của người nói đối với người nghe. Khi dùng「です」ở cuối câu, đối với tính từ đuôiな thì bỏ「な」đi, còn đối với tính từ đuôiい thì giữ nguyên(~い)
1.ワット先生は 親切です。(Thầy Watt thì tốt bụng.)
2.富士山は 高いです。(Núi Phú Sĩ thì cao.)
[Chú ý]「です」được dùng trong câu khẳng định, và câu không phải thì quá khứ.
・Tính từ đuôiな「な」じゃありません
Thể phủ định của「Tính từ đuôiな「な」です」là 「Tính từ đuôiな「な」じゃありません」.
3.あそこは しずかじゃありません。(Chỗ kia không yên tĩnh.)
[Chú ý] じゃありません=ではありません
・Tính từ đuôi い(~い)ですー>~くないです
Thể phủ định của tính từ đuôiい được tạo thành bằng cách thay đuôi「い」bằng「くないです」
4.この 本は おもしろくないです。(Quyển sách này không hay.)
Thể phủ định của「いいです」là「よくないです」.
・Cách tạo thành thể nghi vấn của câu tính từ cũng tương tự như câu danh từ và câu động từ. Khi trả lời thì lặp lại tính từ dùng trong câu nghi vấn. Không dùng「そうです」hay「そうじゃありません」để trả lời.
5.ペキンは 寒いですか。(Bắc Kinh có lạnh không?)
・・・はい、寒いです。 (Có, có lạnh.)
6.琵琶湖の みずは きれいですか。(Nước hồ Biwa có đẹp không?)
・・・いいえ、きれいじゃありません。(Không, không đẹp.)
3.Tính từ đuôiな な Danh từ
Tính từ đuôiい(~い)Danh từ
Tính từ được đặt trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ. Đối với tính từ đuôiな thì để ở dạng có「な」trước danh từ.
1.ワット先生は 親切な 先生です。(Thầy Watt là thầy giáo tốt bụng.)
2.富士山は 高い 山です。(Núi Phú Sĩ là núi cao.)
4.とても/あまり: Rất/ Không ~ lắm
「とても」và「あまり」là những phó từ biểu thị mức độ. Khi làm chức năng bổ nghĩa cho tính từ thì chúng được đặt trước tính từ.
「とても」có nghĩa là “rất”, được dùng trong câu khẳng định. Còn「あまり」được dùng trong câu phủ định và có nghĩa là “không ~ lắm”.
1.ペキンは とても寒いです。(Bắc Kinh rất lạnh.)
2.これは とても 有名な 映画です。(Đây là bộ phim rất nổi tiếng.)
3.シャンハイは あまり 寒くないです。(Thượng Hải không lạnh lắm.)
4.さくら大学は あまり 有名な 大学じゃありません。(Trường đại học Sakura không phải là trường nổi tiếng lắm.
5.Danh từ はどうですか : ~ thì thế nào?
1.日本の 生活は どうですか。(Cuộc sống của anh/ chị ở Nhật thế nào?)
・・・楽しいです。(Vui.)
6.A は どんな B ですか。A là B như thế nào?
Mẫu câu này dùng khi người nói muốn người nghe mô tả hoặc giải thích về đối tượng trong A. Còn B chỉ phạm trù mà A thuộc về.「どんな」luôn được theo sau bởi danh từ.
1.奈良は どんな 町ですか。(Nara là thành phố như thế nào?) -> Nara là một đối tượng thuộc phạm vi “thành phố”.
・・・古い 町です。(Thành phố cổ.)
7.Câu 1 が Câu 2: Câu 1 nhưng Câu 2
「が」là trợ từ nối tiếp và có nghĩa là “nhưng”. Khi dùng「が」để nối hai câu (mệnh đề) thì chúng ta được một câu.
1.日本の 食べ物は おいしいですが、高いです。(Món ăn Nhật thì ngon nhưng đắt.)
8.どれ: Cái nào
Mẫu câu này được dùng khi người nói muốn yêu cầu người nghe xác định một vật nào đó trong một nhóm từ hai vật trở lên.
1.ミラーさんの 傘は どれですか。(Cái ô của anh Miller là cái nào?)
・・・あの 青い傘です。(Cái ô màu xanh da trời kia.)
勝って兜の緒を締めよ。 | Thắng không kiêu, bại không nản.