Tiếng Nhật được xếp vào một trong bốn ngôn ngữ khó học nhất thế giới, đặc biệt là với các quốc gia sử dụng hệ thống chữ latinh như Việt Nam. Tuy nhiên, nó lại là thứ tiếng được nhiều bạn trẻ hiện nay lựa chọn theo học vì độ hữu dụng cũng như sự thú vị mà ngôn ngữ này mang lại. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về tiếng Nhật, bảng chữ cái,... với hy vọng cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quan và giúp các bạn hứng thú bắt đầu con đường chinh phục tiếng Nhật của mình!
I. Các loại chữ trong tiếng Nhật
Tiếng Nhật có 4 loại chữ:
1. Hiragana
Hiragana hay còn gọi là chữ mềm (vì chữ được viết bằng những đường cong mềm mại) là hệ thống cơ bản cấu thành tiếng Nhật, được dùng để phiên âm Hán tự, là chữ dành cho trẻ em Nhật học khi mới bắt đầu tập viết. Không thuộc bảng chữ Hiragana thì không thể học tiếng Nhật!
2. Katakana
Katakana hay còn gọi là chữ cứng (vì chữ được viết bằng những nét nhọn, cứng) dùng để phiên âm những từ tiếng nước ngoài, tên người nước ngoài hay kết hợp với chữ Kanji để tạo nên nghĩa. Tương tự như Hiragana, bạn buộc phải học thuộc bảng chữ cái này nếu muốn học tiếng Nhật.
3. Kanji
Chữ Kanji - Hán tự, có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng cách dùng rất khác tiếng Trung Quốc, điển hình là cách phát âm. Trong một văn bản lượng chữ Kanji có thể chiếm đến 80%. Bình thường chữ Kanji tỏng văn bản không được phiên âm, chỉ có các Hán tự khó hay trong các sách cho người học tiếng Nhật mới có phiên âm Kanji.
4. Romaji
Romaji chính là hệ chữ latinh của chúng ta, dùng để phiên âm tiếng Nhật ra cho người không đọc được chữ cái tiếng Nhật vẫn có thể học được. Người Nhật rất ít khi sử dụng loại chữ này, thường chỉ dùng để đặt tên công ty, tên trang web và phiên âm cho người nước ngoài đọc được.
Trong một văn bản tiếng Nhật hầu hết đều sẽ xuất hiện 3 loại chữ Hiragana, Katakana và nhất là Kanji, đôi lúc cả 4 loại chữ sẽ cùng xuất hiện.
II. Các bảng chữ cái trong tiếng Nhật
1. Bảng Hiragana (chữ mềm)
Phần biến âm tente và maru
– Biến âm tenten : là 2 dấu phẩy tròn nằm bên phải chữ.
– Biến âm maru : là o tròn nằm bên phải chữ.
* Chú ý :
– K -> G
– S -> Z
– T -> Đ
– H -> B hoặc P.
Phần phụ âm/ âm ghép
Phần phụ âm (hay còn gọi là âm ghép) do các chữ hàng ki, shi, chi, ni, hi, mi, ri + hàng ya, yu, yo ( với các chữ hàng ya, yu, yo nhỏ chỉ bằng ½ chữ chính)
Phần biến âm của phụ âm/ âm ghép
2. Bảng Katakana (chữ cứng)
Phần biến âm tenten và maru
Phần phụ âm/ âm ghép
Phần biến âm của âm ghép/ phụ âm
Sau đây các bạn hãy xem một vài hình bảng chữ cái khác và học thêm từ mới nhé.
Thân chúc các bạn có các giây phút học thoải mái và thú vị!
( Nguồn ảnh: kids.nifty.com & nhatngukikitorihanoi)
困難に陥ったときにこそ、そのひとの実力が分かる。 | Chính khi rơi vào tình trạng khó khăn mới biết được thực lực của một người.